![]() |
Kíp trực sáng gần 30 cán bộ, y bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại Bắc Giang đứng nghiêm trang tưởng niệm, tiễn biệt khi biết tin, cha đẻ của một cán bộ đang làm việc trong bệnh viện dã chiến vừa mất. |
![]() |
Người cán bộ ấy đang làm nhiệm vụ, không thể về chịu tang cha. Ảnh: Kiên Trung |
![]() |
Hình ảnh cắt từ clip ghi lại cảnh các chiến sỹ trẻ của HV Quân Y nằm lăn ra đất, ngủ thiếp đi vì kiệt sức. Ảnh: Kiến thức |
![]() |
Bé gái 20 tháng tuổi òa khóc khi thấy mẹ là chị Nguyễn Thị Hạnh (SN 1993) trên truyền hình. Chị Hạnh là bác sĩ Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội), được điều động vào hỗ trợ tâm dịch Bắc Giang, chị đã phải xa gia đình nhiều ngày. Ảnh cắt từ clip. |
![]() |
Mạng xã hội, sáng 23/5, lan truyền bức ảnh “bệnh nhân nhỏ tuổi nhất nhập viện”. Bệnh nhi 6 tuổi vào viện một mình do mẹ là F0, bố đi cách ly, ông bà ốm. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, bé được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính SARS-CoV-2. Tình cảnh của em khiến nhiều người xót xa. |
![]() |
Bức ảnh bé gái hơn 2 tuổi “chìm nghỉm” trong bộ quần áo bảo hộ được anh Tô Minh Đức (SN 1989) - F1 đang trong khu cách ly ở TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên chụp lại. Bé gái này ở cùng khu cách ly với anh. Sau đó, khu cách ly này bị quá tải, một số người dân đã được chuyển sang khu cách ly khác. Gia đình bé gái cũng thuộc nhóm này. Bức ảnh được chụp lại khi mọi người đang chuyển sang khu cách ly mới. |
![]() |
Các y, bác sĩ và sinh viên của trường Đại học Y tế kĩ thuật Hải Dương xuyên màn đêm lấy mẫu xét nghiệm tại Bắc Giang. Ảnh: Đình Hiếu/Người lao động |
![]() |
Mọi người chia nhau làm việc. Những người được tạm nghỉ sẽ ra phía sau nằm nghỉ ngơi lấy sức. Ảnh: Đình Hiếu/Người lao động |
![]() |
Hình ảnh Trung úy Tống Ngọc Kiên, cán bộ thuộc Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự, Công an huyện Yên Dũng (Bắc Giang) trang nghiêm chào đoàn xe chở cán bộ y tế tham gia chống dịch Covid-19 của tỉnh Quảng Ninh chi viện cho Bắc Giang. “Với tình cảm của một người dân Bắc Giang đang được những thầy thuốc của tỉnh bạn đến giúp quê mình chống dịch, tôi đã đứng chào đến khi đoàn xe qua hết như một lời cảm ơn đến họ”, Trung uý Kiên nói. Ảnh cắt từ clip |
![]() |
Hình ảnh tấm lưng phồng rộp vì mặc đồ bảo hộ trong thời tiết nóng của sinh viên Nguyễn Phúc Đăng Ninh (SN 1999), ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Anh đến Bắc Giang chi viện và khắp lưng bị bỏng rát do mặc đồ bảo hộ kín mít và dị ứng với cồn sát khuẩn. Dù đau đớn, anh vẫn cùng các nhân viên y tế lấy hàng nghìn mẫu xét nghiệm cho người dân. |
![]() |
Lời động viên gửi đến huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang trong những ngày dịch Covid-19 bùng phát. Tác giả của bức ảnh là anh Đào Quốc Huy (xã Ngọc Sơn, huyện Hiệp Hòa). Anh đã dành gần 1 tiếng đồng hồ để hoàn thành tấm bản đồ bằng thóc trên mảnh sân gia đình. "Tôi muốn thông qua hình ảnh này để cổ vũ tinh thần chống dịch của bạn bè, hàng xóm và tất cả những người trên dải đất hình chữ S này". |
![]() |
Hình ảnh thầy hiệu phó xin đi cách ly tập trung cùng học trò. Khi được hỏi lý do, thầy Cao Xuân Thành, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hương Sơn (Lạng Giang, Bắc Giang) chia sẻ: Đơn giản thôi, các em là học sinh của tôi, là thầy, tôi không nghĩ ngợi nhiều. |
![]() |
Các thầy cô đã gõ cửa từng cửa hàng để mua màn gửi vào cho học sinh trong khu cách ly. Tình cảm của những người thầy khiến người xem không khỏi xúc động. |
Nam Phương(tổng hợp)
Con gái mới 20 tháng tuổi, còn bú mẹ nhưng nữ bác sĩ vẫn gác lại chuyện gia đình để về Bắc Giang hỗ trợ các đồng nghiệp trong cuộc chiến chống Covid-19.
" alt=""/>Những khoảnh khắc lay động trái tim từ tâm dịch CovidMẹ em thường hay đùa với tôi "con gái bác vụng về lắm, cứ lo chẳng có ma nào rước, thế nào mà nó lại lừa được con". Mẹ bạn gái nói vậy nhưng tôi lại cảm thấy bác không xem việc không biết nấu ăn là một nhược điểm của con gái mình. Trái lại bác tự hào vì con học giỏi, tốt nghiệp trường xịn, có ngoại hình đẹp, vừa ra trường đi làm đã tìm được một công việc tốt.
Tôi rất băn khoăn không hiểu nếu lấy một người vợ không biết, không thích nấu ăn, đến con dao còn không biết cầm thì có hạnh phúc được không.
Trong một gia đình mà chồng vào bếp nấu ăn thì tôi cũng đã thấy, nhưng những người đó, vợ họ vẫn biết nấu một mâm cơm cho thật tươm tất nếu cần.
Bố tôi cũng là người hay vào bếp nấu cơm cho vợ, vì trước mẹ tôi đi làm hay phải về muộn, nhưng mẹ vẫn là người biết nấu ăn và nhà có cỗ bàn gì mẹ đều quán xuyến hết được.
Riêng bạn gái tôi hiện tại thì là số 1, tôi chưa từng thấy bao giờ. Tôi không đòi hỏi một người vợ phải tuyệt đối ở trong bếp lo chuyện cơm nước cung phụng chồng, nhưng như em của tôi bây giờ, suốt ngày chỉ rủ tôi đi ăn hàng, đặt đồ ăn ngoài, cực kỳ thân thiết và quen đến luôn cả mấy anh mấy chú shipper thì có phải là hơi quá rồi không?
Theo Dân Trí
Đây là câu chuyện khó tin nhưng có thật. Sau khi sự việc được truyền thông biết đến, chàng trai có tên Yang Suo đã được mệnh danh là: Kẻ lười biếng số 1 Trung Quốc.
" alt=""/>Lấy một cô vợ không biết nấu ăn có hạnh phúc được không?Sau 2/9 năm nọ, các con trai tôi thất thanh, mẹ ơi lá cờ của nhà mình bị bay mất rồi. Chúng mới cùng tôi nắn nót treo lá cờ lên như hàng ngàn vạn ngôi nhà khác cùng cả nước chào mừng ngày Tết Độc lập.
Tôi đã hướng dẫn các con treo cờ. Nhưng tôi đã quên mất hướng dẫn con mình cách tháo lá cờ xuống vào khi nào, cách gấp cất nơi gọn gàng, nghiêm túc trong căn nhà chờ cho một dịp long trọng khác. Tôi đã xếp cất mà không nói để các con mình một ngày chợt thất thanh nghĩ lá cờ bị mất.
Không khó thấy, quanh năm có những lá cờ bạc màu mưa nắng, những lá cờ không còn ngay ngắn thẳng hàng bị bỏ quên lác đác nơi các ô cửa chung cư, hay cô đơn đầu nơi đầu ngõ... Người người nô nức vẫy những chiếc cờ đỏ mang ngôi sao vàng xinh xinh khi đi chơi Tết Độc lập cùng gia đình, bè bạn, nhưng ngay trong đêm đó, khi tan cuộc vui về nhà người ta cũng bỏ lại trên vỉa hè, trong đống rác nhiều túi nilon, vỏ chai nước... và cả những lá cờ sau ngày Độc lập.
Những lá cờ bị bỏ quên sau ngày Độc lập làm tôi nghĩ tới những hội nghị, đại hội được chuẩn bị công phu trước hàng tháng trời, nhưng người ta không dành thời gian để thuộc lời bài hát quốc ca. Khi có quy định mới nhạc chào cờ là bản quốc ca không lời để người tham dự tự hát, cách đơn giản và thông dụng của ban tổ chức nhiều hội nghị là in lời Quốc ca, Quốc tế ca với cỡ chữ thật to phát cho toàn thể hội nghị. Lý do đơn giản, vì nhiều người không thuộc lời.
Và cũng để giản tiện, nhiều nơi lá cờ vải dần được thay bằng lá cờ 4.0 trên màn hình máy chiếu khiến chúng ta không có cơ hội nâng niu lá cờ tổ quốc cho phẳng phiu, chúng ta cũng vì thế không có cơ hội hồi hộp dõi theo lá cờ Tổ quốc từ từ được kéo lên khi Quốc ca bắt đầu, và khi kết thúc lời và nhạc của bài Quốc ca thì Quốc kỳ cũng lên đến đỉnh cột cờ.
6h sáng ngày 2-9-2020, lễ Chào cờ đã diễn ra tại Quảng trường Ba Đình lịch sử. Nghi lễ Chào cờ của buổi sáng kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ đọc tuyên ngôn Độc lập được diễn ra trang nghiêm như nghi lễ được thực hiện vào tất cả các sáng trong năm bởi ý nghĩa thiêng liêng trước Quốc kỳ không bao giờ thay đổi. Nghi lễ Hạ cờ cũng được đội tiêu binh thực hiện vào lúc 21 giờ tối hàng ngày.
Cũng vào những ngày này, Giáo sư Lê Thi, người phụ nữ kéo cờ Ngày độc lập 2-9-1945, vừa qua đời. Những nhân chứng lịch sử rồi cũng sẽ không còn nữa. Lịch sử tồn tại trên trang giấy hay lịch sử được tiếp nối bằng những chương đời tốt đẹp phụ thuộc vào chúng ta, rồi thế hệ con, cháu chúng ta nữa.
Phút giây kéo cờ của 75 năm trước và mỗi dịp sau này chúng ta treo cờ Tổ quốc chắc chắn đều rất long trọng, nhưng chúng ta không được quên mất rằng ngoài tất cả các lễ nghi trong phút chốc, lá cờ Tổ quốc cần suốt đời ngay ngắn, trang trọng, lời hát quốc ca không phải trên trang giấy mà cần tự hào vang lên trong trái tim của mỗi người.
Trần Mai Anh
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Những lá cờ ngày Độc lập